Ngành Logistics học trường nào? Học Những Gì ? Ra Trường Làm ở đâu ?

1/ Định nghĩa Ngành Logistics là gì ?

Ngành Logistics ( Hậu cần)  là “một phần của việc quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

” Hiểu đơn giản, Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Hoạt động của Logistics bao gồm vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng. 

2/ Bạn Có nên theo học ngành Logistics ( hậu cần) ?

Theo mình là ” CÓ”. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào đam mê và mục đích của mỗi người.

Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu & Phát triển logistics Việt Nam, cho đến năm 2020, các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động, trong khi các doanh nghiệp sản xuất, thương mại cần trên một triệu nhân sự có chuyên môn về logistics.

Logisticsdegree đã liệt kê cung cấp cho bạn những lí do làm nên giá trị của một tấm bằng Logistics.

–  Lương bổng

Tiền lương là một trong những động lực làm việc chính của mỗi người. Và điều khiến ngành này trở nên hấp dẫn là vì công việc hậu cần được trả lương khá hậu hĩnh. Vào tháng 5/2013, văn phòng thống kê lao động của Mỹ công bố mức thu nhập trung bình của nhân viên ngành hậu cần là 73,400 đô la một năm.

Chỉ sau một số năm kinh nghiệm, những người làm việc trong lĩnh vực này có thể kiếm được mức lương có 6 chữ số (USD) cho mỗi năm làm việc. Không tồi chút nào, đúng không?

– Cấp độ nào cũng có việc

Các công ty luôn cần nhân viên điều phối hàng hóa vì họ đảm bảo dòng chảy của chuỗi cung ứng. Cho nên, ngành hậu cần được đánh giá chứa đựng rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Nếu có bằng sau Đại học trong ngành này, bạn có thể đủ tiêu chuẩn cho những vị trí lãnh đạo, nhưng bằng đại học cũng đủ để giúp bạn có một khởi đầu tốt đẹp. Dưới đay là một vài công việc tiêu biểu cho người mới bắt đầu:

  • Lên kế hoạch hay phân tích – chịu trách nhiệm tập hợp dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.
  • Thu mua – Xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn người cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ quan hệ với những người cung ứng.
  • Chuyên viên kiểm kê – chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và  chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.
  • Nhân viên quản lý hàng hóa – kết hợp với các nhân viên thu mua, phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hóa sao cho tin cậy và hiệu quả.
  • Điều phối viên chuyên về vận tải, nhân viên phân tích vận tải – quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khác hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.
  • Điều phối viên sản xuất / Lên kế hoạch hoạt động / Phân tích viên – trợ giúp lịch trình sản xuất hàng hóa hàng ngày và dự đoán nhu cầu sản xuất trong tương lai.

–  Cơ hội tiếp xúc nhiều lĩnh vực đa dạng

Ngành hậu cần là một ngành công nghiệp đa dạng với rất nhiều phân ngành nhỏ, giúp cho ngày làm việc của bạn vừa thú vị mà cũng vô cùng thách thức. Bạn sẽ được học về các ngành công nghiệp khác nhau và chức năng của chúng. Bạn có thể làm cho những tổ chức lấy lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Tất cả đều là lựa chọn do chính bạn đưa ra, sao cho phù hợp với nguyện vọng của bản thân.

Một trong những cách giúp bạn tìm thấy ngành nghề phù hợp với mình là đi thực tập ngay khi đang còn học ở trường. Bạn có thể xin thực tập ở những tập đoàn lớn, những tổ chức phi lợi nhuận, những tổ chức của chính phủ, hoặc bất kì đâu cần những thực tập sinh đam mê với ngành hậu cần.

– Trải nghiệm môi trường kinh doanh quốc tế

Có lẽ lý do thú vị nhất để bạn theo học ngành hậu cần là bạn sẽ đạt được những kinh nghiệm về kinh doanh trên thương trường quốc tế. Bạn sẽ phát triển những mối quan hệ với các đối tác chuyên nghiệp trên toàn thế giới nếu công ty của bạn làm việc với những khác hàng nước ngoài. Biết đâu đấy, bạn cũng sẽ có được những cơ hội du lịch đến châu Á, Nam Mỹ hay bất kỳ nơi nào trên thế giới này, nhờ các cơ hội di chuyển trong công việc.

– Sự nở rộ của các khóa học chuyên nghiệp

Để có được một công việc tốt, bạn nên đầu tư theo học ngành Logisticsmột cách bài bản. Những chương trình đào tạo trong ngành hậu cần có thể bao gồm những môn học như quản lý, quyết định mang tính chất quản lý, quản lý chuỗi phân phối – hậu cần – cung ứng. Trên phạm vi rộng, một số chương trình còn hướng đến quản lý nghiệp vụ hoặc quản lý chuỗi hậu cần và cung ứng. Cũng có những trường đào tạo về vận tải và hậu cần. 

Điều quan trọng là bạn phải tìm đúng chương trình mình cần cho con đường sự nghiệp của mình sau này.

>>> Tham khảo thêm : Các công việc thực tế mà 1 doanh nghiệp ngành Logistics làm hàng ngày

3/ Học Logistics Logistics ở đâu, trường nào đào tạo tốt

Danh sách các trước uy tín trên cả nước hiện nay đang đào tạo ngành logistics và xuất nhập khẩu tại Việt Nam các bạn có thể tin tường lựa chọn

1. Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội

2. Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM 

3. Trường ĐH Ngoại Thương cơ sở 2

4. Trường đại học Hàng hải Việt Nam

5. Trường ĐH Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM 

6. Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

7. Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM

8. Trường Cao đẳng tài chính Hải quan

9. Đại học Thương mại -TMU 

10.  Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

11. Trường Đại học Hoa Sen

12. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)

13. Trường Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng

14. Trường Đại học Kinh tế Luật – ĐH Quốc gia TP.HCM

15. Trường Đại học Văn Lang

16. Trường Đại học Tôn Đức Thắng

17. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

18. Trường Đại học Giao thông Vận tải –Hà Nội 

19. Trường Đại học Kinh tế (UEB)- Đại học Quốc Gia Hà Nội

20. Học viện Tài Chính -AOF (chuyên sâu nhất về hải quan-thuế)

21. Học viện chính sách và Phát triển (APD)

22. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội 

Để biết chi tiết hơn về ngành đào tạo của từng trường bạn nên truy cập vào thằng website của trường đào tạo đó sẽ có đầy đủ thông tin ngành nghề đào tạo logistics và xuất nhập khẩu. ( vào google.com.vn  gõ tên trường sẽ ra webstie)

4/ Học Logistics ra trường làm vị trí nào và lương có cao ?

Các vị trí công việc dành cho những người chọn học chuyên ngành Logistics khá đa dạng, cụ thể bạn có thể làm các công việc sau:

– Nhân viên xuất nhập khẩu

– Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

– Nhân viên thu mua

– Nhân viên quản lý hàng hóa

– Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải

– Nhân viên kinh doanh Logistics

Lương ngành logistics cùng tùy từng vị – dưới đấy là một khảo sát đến thời điểm năm 2019 có thể tham khảo

– Logistics Officer ($300 – $700): Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vị trí này ngay khi bạn vừa mới ra trường. Mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics khá cao so với mặt bằng chung, khoảng 6-7 triệu/ tháng.

– Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Bạn có thể được cất nhắc lên vị trí này khi đã có trong tay 1-2 năm kinh nghiệm, tùy công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí Logistics Supervisor hoặc thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.

– Logistics Manager ($1000 -$4000): Để trở thành Logistics Manager, bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Mức lương có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nhưng mức cao nhất bạn nhận được có thể lên đến $4000, thậm chí hơn $5000.

– Logistics Director ($4000 – $6000): Là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty, bạn phải nằm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director.

– Supply Chain Director ($5000 – $7000): Đúng như tên gọi của mình, Supply Chain Director (Giám đốc chuỗi cung ứng) sẽ phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Trách nhiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn xứng đáng.